VOA là dịch vụ phát sóng đa truyền thông của Mỹ, cập nhật các thông tin, video, hình ảnh mới nhất của Việt Nam và thế giới. @voatiengviet
Tình trạng: Người công chúng
Đang theo dõi: 27
Người theo dõi: 58761
Webite: https://www.voatiengviet.com/
Bài viết cá nhân VOA Tiếng Việt

Trung Quốc có quyền có những bước thêm nữa về chính sách visa của Anh đối với một số công dân Hong kong, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố tại cuộc họp báo ngày 23/10. Một ngày trước, Anh xác nhận chi tiết về con đường tiến tới nhập quốc tịch Anh cho gần 3 triệu cư dân sinh sống tại cựu thuộc địa của Anh là Hong Kong. Anh cho biết sẽ không ra hạn ngạch về số visa, mỗi visa hiệu lực 5 năm có lệ phí là 330 đô la. Tháng 7, Anh đưa ra đề nghị này cho những người có tình trạng Công dân Nước ngoài của Anh và thân nhân trong gia đình của họ, sau khi tuyên bố là Trung Quốc đã vi phạm những điều khoản của hiệp ước năm 1984 về việc trao trả lại Hong Kong. Sự vi phạm đó chính là việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh mới lên Hong Kong. (Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link voaviet2019.com hoặc voavn6.com để vượt tường lửa)

Ngày 23/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh tôn trọng các nghĩa vụ về các chế tài. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Triệu Lập Kiên nói trong một cuộc họp báo hàng ngày tại Bắc Kinh rằng “Trung Quốc luôn luôn tuân thủ hòan toàn và trung thành về những nghĩa vụ quốc tế. Việc này không có gì bàn cãi.” Phát biểu được đưa ra sau khi một giới chức Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Trung Quốc giúp Triều Tiên rửa tiền kiếm được từ việc đánh cắp trên mạng mà Bình Nhữơng đã thực hiện để gây quỹ trong khi phải đối mặt với những chế tài quốc tế. Tại sự kiện do một tổ chức nghiên cứu ở Washington tổ chức, ông John Demers trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ phụ trách về an ninh quốc gia, còntố cáo rằng Triều Tiên chắc chắn cũng được Trung Quốc hỗ trợ dưới hình thức đào tạo chuyên môn về các hoạt động mạng. (Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link voaviet2019.com hoặc voavn6.com để vượt tường lửa)

Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA ngày 22/10 chấp thuận cho dùng thuốc chống virus remdesivir của hãng Gilead để chữa trị bệnh nhân nhập viện vì COVID-19. Đây là thuốc đầu tiên và duy nhất được chấp thuận để chữa COVID-19 tại Mỹ. Remdesivir, được chích vào mạch máu, là một trong những loại thuốc được dùng chữa trị cho Tổng thống Donald Trump, người xét nghiệm dương tính COVID trước đây trong tháng. Chấp thuận chính thức của FDA được đưa ra vài giờ trước cuộc tranh luận Tổng thống cuối cùng giữa Tổng thống Cộng hoà Donald Trump với đối thủ Dân chủ Joe Biden trước cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3/11. Remdesivir được FDA cho phép sử dụng khẩn cấp kể từ tháng 5, sau một cuộc nghiên cứu do Viện Y tế Quốc gia chỉ đạo cho thấy thuốc giúp rút ngắn thời gian nằm viện tới 5 ngày. Tuy nhiên Tổ chức Y tế Thế giới tuần trước nói rằng cuộc thử nghiệm toàn cầu của họ cho thấy thuốc này không có ảnh hưởng đáng kể đến thời gian bệnh nhân nằm bệnh viện hay cơ may sống còn. Với giá 3.120 đô la trong 5 ngày chữa trị, remdesivir đã trở thành thuốc điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân COVID nặng phải nhập viện dù thuốc không chứng tỏ cải thiện cơ may sống sót. Các bác sĩ vẫn cẩn trọng về việc dùng thuốc này cho các bệnh nhân COVID nhẹ. (Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link voaviet2019.com hoặc voavn6.com để vượt tường lửa)

Tây Ban Nha là nước đầu tiên ở Tây Âu vượt quá 1 triệu ca COVID, tăng gấp đôi chỉ trong 6 tuần, dù đã tăng cường một loạt các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát đợt virus thứ hai. Sau thời gian giảm đà nhờ những biện pháp đóng cửa chặt chẽ từ tháng 3 đến tháng 6, tỉ lệ lây nhiễm tăng tốc và vượt quá 100.000 ca mỗi ngày từ cuối tháng 8. Con số lây nhiễm đạt đỉnh cao mới, hơn 16.000, trong tuần qua. Bộ trưởng Y tế Salvador Illa ngày 22/10 nói Tây Ban Nha cần những biện pháp mạnh mẽ hơn để chặn đứng lây nhiễm đợt hai tại Châu Âu, mà ông nói là không kiểm soát được tại nước ông. Hiện nay ông đang cứu xét những hạn chế mới kể cả giới nghiêm. Số tử vong hàng ngày trong nước khoảng 100 người so với đỉnh điểm gần 900 người mỗi ngày hồi cuối tháng Ba. Con số nhập viện tăng 20% trên toàn quốc trong hai tuần qua. Việc này có khả năng làm trì hoãn những phẫu thuật không cần thiết, trong lúc dịch vụ y tế có thể phải dồn nguồn lực để chống đại dịch. (Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link voaviet2019.com hoặc voavn6.com để vượt tường lửa)

Bộ ngoại giao Trung Quốc ngày 21/10 dọa sẽ có biện pháp đáp trả cần thiết đối với hành động của Mỹ chỉ định các công ty truyền thông Trung Quốc là những phái bộ nước ngoài, nhưng không tiết lộ biện pháp đó sẽ như thế nào. Một ngày trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo loan báo Bộ Ngoại Giao đã chỉ định thêm 6 công ty truyền thông Trung Quốc có hoạt động tại Mỹ là những phái bộ nước ngoài, một động thái ông nói là nhằm chống lại tuyên truyền cộng sản. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quôc Triệu Lập Kiên nói hành động của Mỹ là “áp bức chính trị” và xuất phát từ tư duy Chiến tranh Lạnh. “Trung Quốc sẽ có đáp ứng chính đáng và cần thiết,” ông Triệu nói và thúc đẩy Mỹ thay đổi quyết định. Trước đây Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu các công ty truyền thông Trung Quốc đăng ký hoạt động như phái bộ nước ngoài và vào tháng 3 loan báo cắt giảm số ký giả của các hãng tin lớn Trung Quốc được phép làm việc tại văn phòng ở Mỹ từ 160 xuống còn 100. Để đáp trả, Trung Quốc đã trục xuất hàng chục phóng viên Mỹ làm việc cho New York Times, Wall Street Journal và Washington Post. (Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link voaviet2019.com hoặc voavn6.com để vượt tường lửa)

Bạn nghĩ gì về việc Thái Lan bỏ lệnh cấm nhắm vào người biểu tình? Ngày 22/10, Thái Lan rút lại sắc lệnh khẩn cấp, vốn ngăn chặn các cuộc biểu tình trong nhiều tháng chống chính phủ và chế độ quân chủ. Khi chính phủ ban hành lệnh cấm có hiệu lực cách đây một tuần, lệnh này trên thực tế làm người biểu tình thêm phẫn nộ, với hàng chục ngàn người đổ ra đường phố Bangkok. Kể từ 12 giờ đêm những biện pháp bao gồm lệnh cấm các cuộc tụ tập chính trị từ 5 người trở lên và đăng tải tin tức có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia sẽ được dỡ bỏ. Hàng chục người biểu tình, trong đó có những lãnh đạo có uy tín đã bị bắt trong các cuộc đàn áp. Tuy nhiên biểu tình vẫn tiếp diễn và người biểu tình ra hạn cho Thủ tướng Prayuth Chan-ocha 3 ngày phải từ chức, vì họ cho rằng chỉ rút lại lệnh cấm là chưa đủ. Một trong những lãnh đạo biểu tình bị bắt là cô Patsaravalee Tanakitvibulpon đã được phóng thích hôm 22/10. Người biểu tình tố cáo Thủ tướng gian lận trong cuộc bầu cử năm ngoái để tiếp tục cầm quyền, nhưng ông khẳng định cuộc bầu cử đó công bằng. Người biểu tình cũng yêu cầu gảm bớt quyền lực của nhà vua. (Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link voaviet2019.com hoặc voavn6.com để vượt tường lửa)

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 21/10 kêu gọi Thụy Điển nên có thái độ khách quan và cân nhắc lại quyết định để tránh những hậu quả tiêu cực đối với những công ty Thụy Điển tại Trung Quốc sau khi Stockholm cấm các sản phẩm từ Huawei và ZTE trong cuộc đấu thầu mạng 5G. Thẩm quyền Bưu điện và Viễn thông Thụy Điển ngày 20/10 cấm các công ty tham gia cuộc đấu thầu dự kiến vào tháng tới không được sử dụng sản phẩm từ Huawei và ZTE. Các chính phủ Châu Âu thắt chặt kiểm soát lên những công ty Trung Quốc xây dựng mạng lưới 5G sau những áp lực ngoại giao của Mỹ cáo buộc những trang bị Huawei có thể được Bắc kinh sử dụng để do thám. Huawei khẳng định họ không là một nguy cơ an ninh quốc gia. Tháng 7, Anh ra lệnh từ đây tới 2027 các thiết bị của Huawei phải bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi mạng lưới 5G của Anh. Anh trở thành nước đầu tiên ở Châu Âu làm như vậy. (Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link voaviet2019.com hoặc voavn6.com để vượt tường lửa)

Nhật chống lại bất cứ hành động nào leo thang căng thẳng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, Thủ tướng Yoshihide Suga tuyên bố hôm 21/10 khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam và Indonesia. Ông Suga đồng thời nhấn mạnh Tokyo không nhắm thành lập “NATO Châu Á” để kiềm chế một nước nào. Chuyến đi thăm hai nước Đông Nam Á bốn ngày của ông Suga, chuyến ra nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức tháng trước, là một phần trong những nỗ lực của Nhật để đẩy mạnh quan hệ với các nước trong khu vực giữa những quan ngại về sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc. Chuyến thăm của ông Suga tiếp theo một cuộc họp tại Tokyo trong tháng này của nhóm “Quad” gồm Ấn Độ, Úc, Nhật và Mỹ mà Washington xem như là một bức tường chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng. Trung Quốc lên án nhóm bộ tứ này là một “tiểu NATO” nhằm kiềm chế sự phát triển của Bắc Kinh. “Vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở này không nhắm vào bất cứ nước nào. Chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể hợp tác với bất cứ nước nào cùng chia sẻ ý kiến”, Thủ tướng Nhật nói tại một cuộc họp báo ở Jakarta. (Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link voaviet2019.com hoặc voavn6.com để vượt tường lửa)

Bắt đầu từ ngày 24/10 nhiều thành phố miền bắc nước Anh sẽ được đặt trong tình trạng phong toả cao nhất để ngăn chặn CVOVID đang lây lan mạnh mẽ. Nam Yorshire sẽ bị đặt trong tình trạng hạn chế gắt gao cùng với Liverpool và Lancashire. Hôm 20/10, Thủ tướng Boris Johnson cho hay sẽ áp đặt cùng những biện pháp tương tự tại Manchester sau khi thất bại trong những cuộc thảo luận với lãnh đạo địa phương về hỗ trợ tài chánh. Các khu vực miền bắc nước Anh chịu ảnh hưởng nặng nề vì đợt hai COVID-19. Các quán rượu và tiệm ăn tại khu vực vòng đai trung tâm sẽ vẫn đóng cửa, và lệnh cấm phục vụ trong phòng kín vẫn giữ nguyên. Thủ tướng Johnson vẫn phản đối việc đóng cửa toàn quốc lần thứ nhì vì sợ những hậu quả tai hại đối với nền kinh tế. (Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link voaviet2019.com hoặc voavn6.com để vượt tường lửa)

Vài chục ngàn sinh viên và công nhân biểu tình tại thủ đô Jakarta của Indonesia ngày 20/10 chống luật lao động mới của Tổng thống Joko Widodo, đây là sự kiện mới nhất trong một loạt các cuộc biểu tình chống lại luật mà chính phủ nói là cần thiết để thu hút đầu tư. Các sinh viên đòi hỏi Tổng thống rút lại luật mà giới chỉ trích cho là gây tổn hại quyền của người lao động và môi trường. Cuộc biểu tình ngày 20/10, được nhiều tổ chức lao động tham gia, đánh dấu một năm kể từ khi ông Jokowi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai. Luật lao động chủ đạo thông qua hôm 5/10 gỡ bỏ những trở ngại lâu nay trong việc kinh doanh bằng cách cắt giảm quan liêu, nới lỏng hạn chế đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh tính cạnh tranh trên thị trường lao động. Chính phủ nói luật sẽ đưa đến tiến trình phát triển xã hội sâu rộng. Tuy nhiên các công đoàn, các tổ chức sinh viên, các tổ chức học thuật và xã hội dân sự cho rằng luật này giảm bớt việc bảo vệ công nhân, gồm cả những người có mức lương tối thiểu, làm giảm tiền nghỉ việc và nghỉ hộ sản, và làm suy yếu việc bảo vệ môi trường. (Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link voaviet2019.com hoặc voavn6.com để vượt tường lửa)

Trong năm nay Indonesia bác đề nghị cho phép máy bay do thám hàng hải P-8 Poseidon của Mỹ đáp xuống và tiếp liệu, 4 quan chức cao cấp Indonesia nắm rõ việc này cho Reuters biết. Yêu cầu được đưa ra giữa lúc có tranh chấp về ảnh hưởng tại Đông Nam Á giữa Mỹ và Trung Quốc. Tin nói các giới chức Mỹ đã nhiều lần tiếp cận cấp cao vào tháng 7 và tháng 8 với Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Indonesia trước khi Tổng thống Joko Widodo khước từ yêu cầu. Các nguồn tin nói đề nghị của phía Mỹ làm chính phủ Indonesia ngạc nhiên-giữa lúc nước này có một chính sách trung lập từ trước tới nay, và chưa bao giờ cho phép quân đội nước ngoài hoạt động tại đây. Đại diện của Tổng thống Indonesia và Bộ trưởng quốc phòng, văn phòng báo chí Bộ Ngoại giao Mỹ và Tòa đại sứ Mỹ tại Jakarta đều không trả lời yêu cầu bình luận. (Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link voaviet2019.com hoặc voavn6.com để vượt tường lửa)

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 20/10 kêu gọi Mỹ phải ngay lập tức ngưng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc sau khi lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng gặp một giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông Lobsang Sangay, chủ tịch Chính quyền Trung ương Tây tạng (CTA), gặp tân điều phối viên đặc biệt về Tây Tạng vào tuần trước. Theo lời ông Sangay, đây là lần đầu tiên nguời đứng đầu CTA được tiếp tại Bộ Ngoại giao Mỹ. “Trung Quốc sẽ có những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 20/10 tại Bắc Kinh. Ông Sangay là một nhà ly khai chống Trung Quốc và Mỹ nên chấm dứt bất cứ cuộc tiếp xúc chính thức nào với ông ấy, ông Triệu nói và kêu gọi “Mỹ nên lập tức chấm dứt việc sử dụng vấn đề Tây Tạng để can thiệp vào những vấn đề nội bộ của Trung Quốc”. Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát Tây Tạng vào năm 1950 mà Bắc Kinh gọi là “giải phóng hòa bình”. Các tổ chức nhân quyền quốc tế và cộng đồng Tây Tạng lưu vong thường lên án điều họ gọi là việc cai trị áp chế của Trung Quốc tại khu vực Tây Tạng. (Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link voaviet2019.com hoặc voavn6.com để vượt tường lửa)